Hiện nay, xuất hiện một số văn phòng công chứng giả hồ sơ khiến mọi người rất rất lo lắng. Vì vậy, chúng ta cần nắm vững những kĩ năng xử lý kịp thời khi có có hồ sơ bị công chứng giả để hạn chế thiệt hại.

Khi mỗi cá nhân, tổ chức có hồ sơ bị công chứng giả cần phải thực hiện lại thủ tục chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật, tránh hệ lụy về sau.

Vụ việc xảy ra vừa qua  tại Văn phòng công chứng Sao Bắc Đẩu (quận 9, TP.HCM)  đã gây hoang mang và lo lắng cho người dân với hành vi làm giả con dấu công chứng và dùng con dấu Văn phòng công chứng quận 12 để công chứng, chứng thực hồ sơ. Điều này càng làm cho cúng chúng đặt ra một câu hỏi lớn: “Chúng ta cần làm gì khi có hồ sơ bị công chứng giả ?”

>> Xem thêm: Quá trình lão hóa da xảy ra với tất cả mọi người

Việc cần làm khi có hồ sơ bị công chứng giả

Tại khoản 1 Điều 2 luật Công chứng 2014 nếu công chứng là hoạt động được cấp phép cho một đơn vị và người trực tiếp công chứng có thẩm quyền (công chứng viên) cũng như chuyên môn nên mọi giấy tờ và hồ sơ công chứng sẽ có giá trị là chứng cứ khi có tranh chấp phát sinh.

Về phía các văn phòng công chứng hồ sơ

  • Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên công chứng. Cập nhật các mẫu giấy tờ, văn bản mới để phân biệt các công văn thật, giả. Trang bị các máy móc kiểm tra, phát hiện sai phạm của các giấy tờ là vô cùng cần thiết.
  • Các CCV phải đủ mạnh dạn và cương quyết từ chối nếu phát hiện vấn đề từ hồ sơ mình công chứng. Kiểm tra và đối chiếu luôn nếu cần thiết.
  • Các tổ chức, đơn vị công chứng phải tự bảo mình trước những sai phạm trong hoạt động công chứng bằng cách soi kỹ giấy tờ bằng kinh nghiệm chuyên môn của mình đúng theo quy trình và quy định pháp lý.
  • Phối hợp cơ chế giữa các cơ quan công chứng liên quan để đảm bảo chặt chẽ các quy phạm pháp luật.
  • Hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện vấn đề sai phạm.

Về phía người đi công chứng hồ sơ:

  • Chủ động tìm hiểu đơn vị mà mình đến công chứng, nếu thấy hoạt động của đơn vị không minh bạch và rõ ràng cần hỏi trực tiếp CCV để chứng thực.
  • Xem xét lại giấy tờ mình đã công chứng đã đủ các yêu cầu hay chưa? Đây là bước quan trọng để nhanh chóng phát hiện hồ sơ giả và xử lý nhanh chóng.
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng khi thấy nghi ngờ hoặc phát hiện hồ sơ công chứng không đúng quy định pháp luật để  bảo vệ chính quyền lợi của mình cũng như hạn chế thiệt hại.

Cách phát hiện hồ sơ bị công chứng giả 

  • Một là chú ý nhìn kỹ các giấy tờ công chứng để phát hiện những sai sót. Chú ý các vết tẩy xóa: Nếu bị tẩy xóa các chữ cũ sẽ nhòe và chèn lên nhau bằng mắt thường cũng thấy lộ các nhược điêm nếu có hoặc các vết trầy xước, bong tróc như đang che đậy hành vi gian dối trong thẩm định giấy tờ.
  • Hai là chú ý chữ kí gạch xóa và không tự nhiên, đường nét không rõ ràng, các nét chữ rời rạc hoặc chắp nối cũng là vấn đề người di công chứng nên để tâm.
  • Ba là quan sát con dấu để phân biệt con dấu giả, khoảng cách các đường vân không đều, nét chữ không đều, bố cục không khoa học, đặc biệt quốc hiệu không được thể hiện đầy đủ, mờ nhòe hoặc đọng mực.

Các cách phát hiện hồ sơ giả là cách nhanh chóng để người đi công chứng hồ sơ xác định được những việc mình cần phải làm nếu có hồ sơ bị công chứng giả/

Trên đây, chúng tôi nêu ra một số cách phát hiện giấy tờ bị công chứng giả cũng như những phương án giải quyến kịp thời khi mọi người có hồ sơ bị công chứng giả. Mặc dù vậy, hành vi công chứng giả hồ sơ hiện nay rất tinh vi nên khả năng phát hiện ra là rât khó. Chính vì vậy, nếu bạn muốn biết thêm thông tin và kỹ năng cần thiết khi mình có hồ sơ bị công chứng giả, vui lòng truy cập: https://luatduonggia.vn/luat-su-tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai/ để được tư vấn và giải đáp đầy đủ hơn.

>> Mời bạn tham khảo và theo dõi thêm bài viết: Chờ người yêu ra nước ngoài 4 năm trời, tôi nhận cái kết toàn nước mắt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *