Rạn, nứt bụng khi mang thaii là một tình trạng phổ biến ở thai phụ, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da mà còn gây nên sự mặc cảm cho họ. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng tránh sớm vấn đề này sẽ giúp bạn hạn chế những vết rạn xuất hiện khi mang thai.
Nguyên nhân rạn nứt bụng khi mang thai.
Thay đổi về cân nặng.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thường có xu hướng tăng cân, nếu quá trình tăng cân diễn ra đều đặn và đúng mức thì sẽ ít có nguy cơ bị rạn da.
Trái lại, việc tăng cân tăng cân đột ngột và quá mức là dấu hiệu cho thấy khả năng rất cao những vết rạn da sẽ xuất hiện.
10 – 12 kg là số cân nặng lý tượng mà bạn có thể tăng lên trong quá trình mang thai (số cân nặng cần tăng sẽ có sự thay đổi theo cân nặng lúc bạn bắt đầu mang thai).
Cuối cùng, những người trước khi mang thai bị dư cân nặng có nguy bị rạn da cao hơn khi mang thai so với những người có cân nặng lý tưởng.
Thay đổi về hormone.
Dù không lớn nhưng sự thay đổi về hormone của cơ thể phụ nữ khi mang thai có liên quan đến những vết rạn da. Các hormone này mang nhiều hơn vào da khiến các liên kết của collagen bị ảnh hưởng. Hệ quả là da dễ bị rạn nứt hơn khi bị kéo căng.
Kích cỡ chu vi bụng bầu.
Có một điều rõ ràng là những người mang thai với 2 em bé trở lên hoặc có chu vi bụng lớn thì nguy cơ da bị rạn là rất cao.
Kích thước bụng lớn đồng nghĩa với lực kéo căng tác động lên da càng mạnh khiến các liên kết của lớp hạ bì dưới da bị phá vỡ.
Đây là một trong những tác nhân chủ yếu của những vết rạn da trên bụng bà bầu.
Tham khảo:
Rạn da đỏ là gì? Nguyên nhân nào gây nên rạn da đỏ, cách trị rạn hiệu quả
Rạn da màu đỏ khi mang thai: Nguyên nhân nhận biết và cách phòng ngừa
Dấu hiệu rạn nứt da bụng ở bà bầu.
Dấu hiệu nhận biết rạn da ở bà bầu khá rõ ràng qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Những vết rạn xuất hiện với màu đỏ hoặc hồng, có thể kem theo những cơn ngứa khó chịu ở bụng.
- Giai đoạn giữa: Ở giai đoạn này các vết rạn phát triển kích thước và có sự thay đổi từ màu đỏ, hồng sang màu nâu sẫm.
- Giai đoạn cuối: Các vết rạn chuyển sang màu trắng hoặc xám và mờ dần, đặc biệt là sau khi sinh em bé.
Cách chữa rạn da bụng khi mang thai đơn giản nhất
Vấn đề được đông đảo các chị em quan tâm chính là “Bà bầu bị rạn da bụng khi mang thai phải làm sao?” 10 mẹo trị rạn da cho bà bầu áp dụng được mọi phân vùng bị ảnh hưởng, bao gồm: bụng, mông, hông, đùi, ngực hay cánh tay,… sẽ được bật mí ngay bên dưới.
1.Cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể
Vitamin và khoáng chất là những thứ thiết yếu cần thiết cho cơ thể, giúp da khỏe mạnh và phục hồi tổn thương do vết rạn gây ra nhanh hơn.
Vitamin A:
Vitamin A được biết tới là thần dược giúp làn da mịn màng, tươi trẻ hơn. Dưỡng chất này có nhiều trong một số thực phẩm như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang,…
Những thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin D:
Trong ánh sáng mặt trời có nhiều vitamin D. Cơ thể nhận được đầy đủ vitamin D sẽ giảm thiểu được tối đa sự xuất hiện của các vết rạn da. Nên tắm nắng từ 15 – 20 phút đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối để hấp thụ vitamin D tốt nhất. Sử dụng các thực phẩm như: cá hồi, lòng đỏ trứng, phomai, ngũ cốc,… cũng là một phương pháp bổ sung vitamin D nhanh chóng.
Kẽm:
Kẽm rất quan trọng đối với cơ thể bà bầu. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng hàm lượng kẽm tiêu chuẩn là 11 – 12mg/ngày trong thời gian mang thai, 12 – 13mg/ngày đối với các mẹ đang cho con bú.
2. Chữa rạn da bụng bằng nha đam
Nha đam chứa nhiều enzym, khoáng chất, vitamin và acid béo, không những ngăn ngừa vết rạn khi mang thai mà còn chữa lành nhanh các vết thương.
Nha đam giúp phục hồi tổn thương do rạn da khi mang thai gây ra
- Cách 1: Lấy gel nha đam nguyên chất thoa trực tiếp lên khu vực da bị rạn, 2 lần/tuần
- Cách 2: Trộn đều hỗn hợp 3 thìa gel nha đam, 3 thìa dầu ô liu rồi thoa lên da cho tới khi khô lại thì dùng nước ấm rửa sạch lại.
Nha đam giúp chữa rạn da khi mang thai
3. Dùng dầu ô liu
Dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm, cung cấp dinh dưỡng cho da, ngăn chặn quá trình hình thành vết rạn da. Bên cạnh đó, vitamin E còn là thành phần kích thích sản sinh collagen trong da, giúp da săn chắc và đàn hồi. Dưới đây là cách sử dụng dầu ô liu:
- Từ khi mang thai, nên bôi dầu ô liu lên các vùng da dễ bị rạn. Có thể bôi trong lúc tắm hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Dầu ô liu giúp chữa rạn da khi mang thai
4. Duy trì độ ẩm cho da
Bôi kem dưỡng ẩm cho da đều đặn mỗi ngày, ít nhất 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, lựa chọn sử dụng các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ tự nhiên sẽ đảm bảo an toàn cho làn da.
Bôi kem dưỡng ẩm cho da khi mang bầu
Trên đây là tất cả những gì có trong Cách khắc phục rạn nứt da bụng khi mang thai ở bà bầu hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn.