Rạn da ở tuổi dậy thì gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ nên có nhiều bạn trẻ lo lắng không biết rạn da ở tuổi dậy thì có hết không. Rạn nứt da ở tuổi dậy thì thường do di truyền hoặc do cân nặng tăng đột ngột khiến vùng da trên cơ thể thay đổi bất ngờ gây rạn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng nữ giới thường bị rạn nhiều hơn do da mỏng. 

Rạn da tuổi dậy thì có hết không?

Trước khi giải đáp thắc mắc rạn da tuổi dậy thì có hết không cùng tìm hiểu qua rạn da là tình trạng thế nào. Rạn da là hiện tượng da xuất hiện những hình như vết nứt trên bề mặt da màu trắng, đỏ, hồng hoặc tím. Những vết rạn này là hệ quả của việc da bị kéo giãn quá mức khiến collagen bị đứt gãy dẫn đến tổn thương cấu trúc da.

Thông thường, tình trạng rạn da hay xuất hiện ở phụ nữ mang thai, người tăng cân đột ngột. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng ta cũng bắt gặp rạn da ở tuổi dậy thì. Vậy rạn da tuổi dậy thì có hết không? Tại sao chúng lại xuất hiện khi ta mới chỉ đến tuổi dậy thì?

Sở dĩ rạn da xuất hiện ở tuổi dậy thì là do thời điểm này cân nặng và chiều cao tăng đột ngột khiến da bị kéo giãn. Ngoài ra, hormone thời kỳ dậy thì biến động khiến da mất đàn hồi, từ đó xuất hiện các vết rạn. Các chuyên gia cũng cho biết những người có cấu trúc da mỏng và khô sẽ dễ hình thành các vết rạn hơn bình thường.

Rạn da ở tuổi dậy thì với mỗi trường hợp sẽ không giống nhau vì còn phụ thuộc vào thời gian xuất hiện và mức độ đàn hồi da của từng người. Người bị rạn da ở tuổi dậy thì chủ yếu sẽ thấy vết rạn da ở mông, đùi, ngực, bắp tay (những bộ phận phát triển nhanh chóng). 

Ban đầu, những vết rạn có kích thước nhỏ, khó nhận thấy, sau một thời gian vết rạn có xu hướng chuyển màu, kích thước lớn dần dễ quan sát bằng mắt. Khác với các tổn thương da thông thường rạn da ở tuổi dậy thì không gây ngứa, viêm nhiễm hay khó chịu. Nhưng nhiều trường hợp nghiêm trọng vùng da bị rạn còn có thể xuất hiện các nếp nhăn.

Vết rạn da tuổi dậy thì có hết không là thắc mắc của nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn nữ. Thực chất, vết rạn da khi đã xuất hiện sẽ không thể tự hết theo thời gian mà chỉ chuyển đổi màu sắc, mờ hơn, khó nhận biết hơn. Nhưng nếu bạn thực hiện các biện pháp cải thiện, điều trị từ sớm và đúng cách thì những vết rạn có thể mờ đi đáng kể.

Tham khảo:

Rạn bụng sau sinh có hết không? Giải đáp thác mắc cho các mẹ

Bụng bị rạn khi mang thai có trị được không? nguyên nhân và cách phòng rạn

Nguyên nhân rạn da ở tuổi dậy thì

Rạn da xảy ra trong độ tuổi dậy thì có thể do những nguyên nhân sau đây:

Cân nặng tăng lên đột ngột là nguyên nhân khiến da bị kéo giãn và hình thành vết rạn

  • Nồng độ hormone tăng lên nhanh chóng: Dậy thì là giai đoạn cơ thể sản xuất ra lượng hormone cao nhằm phát triển tuyến lông, vú và hoàn thiện cấu trúc của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên nồng độ hormone cao có thể khiến da mất đàn hồi và xuất hiện vết rạn.
  • Di truyền: Nếu có người thân cận huyết bị chứng rạn da khi dậy thì, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia cho biết, di truyền bao gồm nhiều các yếu tố như cấu trúc da, độ săn chắc của da, nồng độ nội tiết,…
  • Tăng cân và phát triển chiều cao: Ngoài việc hoàn thiện các cơ quan, dậy thì cũng là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao và cân nặng. Tình trạng này khiến làn da bị kéo giãn quá mức trong một thời gian ngắn và tạo điều kiện cho vết rạn hình thành.
  • Cấu trúc da mỏng và khô: Các chuyên gia da liễu cho biết, người có cấu trúc da mỏng và khô thường dễ hình thành vết rạn và mức độ tổn thương da thường nghiêm trọng hơn người thuộc nhóm da dầu.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Trường hợp sử dụng thuốc hoặc kem chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ bị rạn da. Hoạt chất corticoid có thể làm giảm collagen khiến da dễ bị teo và hình thành vết rạn.

Cách trị rạn da tuổi dậy thì

1. Dùng kem thoa trị rạn da tuổi dậy thì

Nếu thấy các vết rạn da của trẻ mất nhiều thời gian để hồi phục, bạn có thể dùng thuốc trị rạn da có bán trên thị trường. Thuốc trị rạn da có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da. Hầu hết thuốc chống rạn da của các thương hiệu uy tín đã được kiểm tra về độ an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào.

2. Liệu pháp làm mờ rạn da tuổi dậy thì

Việc sử dụng thuốc và kem bôi trị rạn da thường có kết quả chậm và tác dụng còn phụ thuộc nhiều vào khả năng đáp ứng. Trong trường hợp vết rạn da quá nghiêm trọng và có xu hướng tiến triển nhanh, bạn có thể áp dụng một trong những liệu pháp sau:

  • Laser trị rạn da: Liệu pháp này sử dụng tia laser nhằm thúc đẩy sự hình thành các sợi elastin và collagen trong cấu trúc. Từ đó cải thiện độ săn chắc và làm mờ các vết rạn. Tuy nhiên liệu pháp laser chỉ phù hợp với những trường hợp rạn da mới xuất hiện.
  • Liệu pháp Microdermabrasion: Liệu pháp này sử dụng thiết bị chuyên dụng nhằm để mài mòn lớp biểu bì. Áp dụng liệu pháp Microdermabrasion giúp loại bỏ vết sạm đen và vết rạn trên bề mặt.

Trên thực tế, chi phí thực hiện các liệu pháp trị rạn da ở tuổi dậy thì thường khá cao. Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi quyết định thực hiện. Bên cạnh đó, để tăng tác dụng điều trị bạn có thể phối hợp với việc sử dụng thuốc và kem bôi.

3. Trị rạn da ở tuổi dậy thì bằng phương pháp tự nhiên

Trị rạn da bằng phương pháp tự nhiên luôn được nhiều bạn gái ưa chuộng, bởi nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ thực hiện và an toàn lành tính. Một số nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng như dầu oliu, nha đam, chanh, nghệ tươi, lòng trắng trứng gà,..

Phương pháp trị rạn da ở tuổi dậy thì này tuy an toàn nhưng khá lâu mới có hiệu quả

Lòng trắng trứng gà

  • Nguyên liệu: vài giọt chanh, 1 lòng trắng trứng gà
  • Cách thực hiện: Trộn hỗn hợp lòng trắng trứng gà và vài giọt chanh rồi thoa lên vùng da bị rạn. Kết hợp với massage nhẹ nhàng trong 20 phút để dưỡng chất thấm đều vào da.

Chanh tươi và baking soda

  • Nguyên liệu: 1 muỗng baking soda, 1 muỗng nước cốt chanh
  • Cách thực hiện: Trộn đều hỗn hợp, sau đó thoa lên vùng da bị rạn và giữ nguyên trong vòng 30 phút.

Nha đam

  • Nguyên liệu: 1 lá nha đam
  • Cách thực hiện: Lấy gel của lá nha đam rồi thoa lên vùng bị rạn da mỗi ngày 2 lần. Thực hiện thường xuyên để cảm nhận được sự thay đổi.

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề thường gặp, việc điều trị và cải thiện chúng cần nhiều thời gian và kiên trì. Do đó để tránh lo lắng vấn đề rạn da ở tuổi dậy thì có hết không hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay hôm nay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *