Rạn da khiến chị em cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp với những người xung quanh hoặc không dám diện những bộ cánh quyến rũ. Vậy rạn da có hết được không? Nó có thể được chữa khỏi? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Rạn da có hết được không?

Như chúng ta đã biết, rạn da là biểu hiện da liễu xấu và nó thường khiến cho chị em phụ nữ phải phiền lòng. Rạn da được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ và sau sinh nở là thường gặp nhất. Rạn da được xem là sự thay đổi bình thường của cơ thể và có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Rạn da có hết không? Theo các bác sĩ, rạn da có xu hướng mờ đi theo thời gian nhưng không thể biến mất hoàn toàn. Các vết rạn thường sẽ đồng nhất với màu da nên chúng ta thường cho rằng rạn da không cần điều trị cũng tự khỏi. Với các vết rạn da lớn, lâu năm thì khả năng tự mờ sẽ là rất thấp bạn nhé.

Để biết mình có bị rạn da hay không bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

– Những vết rạn chằng chịt xuất hiện ở các vùng da mỏng và yếu như bụng, đùi, mông, hông, bắp chân, ngực.

– Vết rạn da ban đầu có màu hồng, đỏ sậm, lâu ngày chuyển sang màu trắng sữa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

– Vết rạn còn làm cấu trúc bề mặt da kém săn chắc, sồ sề, chảy nhão có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Thời gian hình thành vết rạn thường là sau tuổi dậy thì, trong thai kỳ, sau sinh hoặc sau đợt tăng giảm trọng lượng cơ thể.

Như vậy là chúng ta đã biết rạn da sẽ không tự hết mà chỉ mờ đi. Câu hỏi được đưa ra tiếp theo là liệu rạn da có chữa được không?

Nguyên nhân rạn da

Nguyên nhân chính gây nên vết rạn da là do lực căng giãn tác động trên da. Ngoài ra, còn có các yếu tố làm cho chúng dễ xuất hiện hơn như:

  • Tuổi dậy thì: Đây là độ tuổi mà cơ thể tăng trưởng nhanh về chiều cao và cân nặng nên rất dễ xuất hiện rạn da. Cụ thể, các bé gái trong độ tuổi dậy thì có hiện tượng tích tụ mỡ ở mông và ngực. Vì thế, vết rạn da dễ xuất hiện ở vị trí này do da bị kéo căng giãn. Trong trường hợp tăng trưởng chiều cao thì có thể thấy vết rạn da xuất hiện ở vùng da phía trên các khớp.
  • Mang thai: Cũng là điều kiện làm tăng cân nhanh chóng, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng da bị rạn ở bụng, mông và đùi.
  • Béo phì: Cân nặng không được kiểm soát một cách chặt chẽ làm vùng da của cơ thể bị kéo giãn theo nên xuất hiện các vết rạn da.
  • Dùng thuốc: Một trong số các loại thuốc gây tác dụng phụ rạn da nhiều nhất đó là corticoid. Nó làm cơ thể tích nước và tăng cân trong quá trình sử dụng. Tình trạng này xuất hiện khi dùng thuốc liều cao, trong một thời gian dài, điển hình là khi điều trị các bệnh thận.
  • Di truyền: Cũng là yếu tố được ghi nhận có ảnh hưởng đến việc xuất hiện các vết rạn trên da.

Tham khảo:

Rạn da mông nguyên nhân do đâu, cách điều trị rạn mông

Cách làm mờ vết rạn da lâu năm hiệu quả chị em nên tham khảo ngay

Một số Phương pháp trị rạn 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rạn da. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu nhược điểm riêng. Với những vết rạn xuất hiện trên da, bạn nên sớm điều trị. Ngay khi các vết rạn da xuất hiện là “thời điểm vàng” để bạn có thể kiểm soát tình trạng rạn da một cách hiệu quả. Để tăng tỷ lệ điều trị rạn da thành công, bạn có thể tham khảo các cách điều trị sau.

1. Dùng kem bôi

Đây là phương pháp phổ biến và dễ thực hiện nhất giúp cải thiện tình trạng rạn da. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm kem trị rạn da có thành phần thảo dược. Loại kem này có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da, đảm bảo độ đàn hồi và dễ dàng sản sinh tế bào da mới. Đặc biệt, một số loại kem có chứa vitamin E sẽ giúp kích thích sự phát triển của các tế bào da mới, giúp bạn cải thiện tình trạng rạn da hiệu quả.

2. Các liệu pháp xâm lấn

Sử dụng một số phương pháp xâm lấn để điều trị rạn da như lăn kim, mài mòn, chiếu tia laser,… sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rạn da. Chi phí điều trị rạn da bằng phương pháp xâm lấn cao hơn so với các phương pháp điều trị khác. Với những phương pháp này, bạn nên đến những cơ sở trị rạn da uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho da, tránh tình trạng da bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng.

3. Đắp thuốc Đông Y 

Ngoài những cách chữa trên, bạn có thể áp dụng bài thuốc Đông y. Theo Đông y, điều trị rạn da cần thời gian lâu dài, không nên nóng vội. Thuốc đông y sẽ tác động vào sâu bên trong da và loại bỏ nguyên nhân gây rạn da. Tuy nhiên, cần kiên trì điều trị để cải thiện tình trạng rạn da. Hiệu quả của phương pháp đông y còn tùy thuộc vào cấu trúc da của mỗi người. Vì vậy, bạn nên thực hiện đều đặn và đúng hướng dẫn.

Ngay lúc này, nếu bạn quan tâm đến các vết rạn da của mình, bạn lo lắng không biết rạn da có hết được không, rạn da có hết không,  rạn da bao lâu thì khỏi… hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để được giải đáp chi tiết nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *