Nhà thờ Mằng Lăng là ngôi nhà thờ cổ nhất Việt Nam, cách Tp. Tuy Hòa 35km về phía Bắc. Trải qua nhiều năm tháng nhưng vẻ đẹp thuần khiết của nhà thơ vẫn giữ nguyên. Ở đây như một bức tranh thiên nhiên trữ tình, cùng bàn tay khéo léo của con người tạo nên. Mang đến cho mảnh đất nơi đây một kiến trúc trường tồn mãi theo thời gian.

1. Nhà thờ Mằng Lăng – Lịch sử ra đời

Mằng Lăng là nhà thờ cổ nhất Việt Nam xây dựng vào năm 1892, do người Pháp tên Josehp de La Cassagne. Một vị linh mục đầu tiên của giáo xứ, phụ trách xây dựng lên nhà thờ. Ở đây là nơi lưu trữ cuốn sách có chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Theo các vị cao niên ở địa phương có biết Mằng Lăng là tên một loài cây trồng nhiều vùng này hàng thế kỷ. Loài cây này hiện vẫn còn dấu tích bên trong ngôi nhà thờ cổ xưa. Linh mục đầu tiên của giáo xứ này là Andree Phú Yên, tượng của linh mục hiện vẫn đặt ở vị trí trang trọng trong nhà thờ.

2. Tìm hiểu lối kiến trúc giáo xứ Mằng Lăng

Đến với Mằng Lăng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc Gothic. Là lối kiến trúc bắt đầu từ khoảng 1.200 năm trước công nguyên. Nổi bật với công trình tòa thị chính, nhà thờ, trường học Châu Âu bây giờ. Chính vì xây khi được xây dựng theo lối kiến trúc này Mằng Lăng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới.

Đỉnh cao của nhà thờ với lối kiến trúc này là hai tháp chuông hai bên. Thập tự giá nằm ở giữa là biểu tượng thánh đường. Mái của nhà thờ xây dựng theo mái vòm, trông như các búp măng đan xen vào nhau. Tạo nên nét đặc trưng cho phong cách kiến trúc Gothic.

Trần nhà thờ lót la-phông gỗ, lối mở được thông ra hai bên gian chính giữa của thánh đường. Tạo nên màu sắc và họa tiết kiến trúc Gothic xuất xứ Châu Âu. Những họa tiết chạm trỗ tinh xảo ở các cánh cửa chính bằng gỗ nhà thờ tạo nên điểm nhấn và là nét đặc biệt.

Nét cổ xưa với sơn phủ màu xanh xám sờn màu qua hàng thế kỉ của toàn bộ nhà thờ giáo xứ. Nếu so sánh với các công trình nhà thờ nổi tiếng khác ở Việt Nam như nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Phú Nhai,… Thì kiến trúc Gothic nổi tiếng với quy mô nhỏ hơn, nội thất đơn giản tiện nghi.

3. Bật mí lối đi bí ẩn kê bằng đá

Ngoài vẻ đẹp cổ kính và kiến trúc độc đáo của nhà thờ, ở đây còn có một lối đi vào nhỏ hình vuông bằng đá. Từ lối đi này dẫn vào là một không gian rộng lớn, mang đến cảm giác huyền bí. Được biết đây chính là nơi lưu giữ cuốn giáo lý “ Phép giảng tám ngày”. Là cuốn giáo lý của giáo sĩ Akexan de Rhodes, người địa phương  còn gọi là cha Đắc Lộ.

 

Lối đi bí ẩn

Cuốn giáo lý này hấp dẫn du khách không chỉ giá trị mà còn ở chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Bên trong cuốn sách in song ngữ La tinh và quốc ngữ vào năm 1651 tại Ý. Khi hang động trong lòng quả đồi nhân tạo nằm trong khuôn viên nhà thờ, lưu giữ nhiều ảnh chụp của Mằng Lăng từ năm 90 và hiện vật giá trị.

Điều đó cho thấy hàng trăm năm tồn tại nhiều vật đổi sao dời nhưng Mằng Lăng vẫn là điểm dừng chân của nhiều du khách khi tới Phú Yên. Cần được lưu giữ và tôn vinh, thúc đẩy tiềm năng du lịch của địa phương.

Những thông tin về nhà thờ Mằng Lăng được chia sẻ qua bài viết trên. Nếu có dịp ghé đến Phú Yên đừng quên ghé thắm giáo xứ này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *