Khi mang thai, hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng lên đột biến. Vì thế, các chị em sẽ cảm nhận được sự căng tức ở bầu ngực kèm theo các vết rạn. Dù không gây nguy hại cho sức khoẻ nhưng các vết rạn da trông rất mất thẩm mỹ. Các mẹ hãy tham khảo ngay cách chữangực rạn khi mang thai dưới đây nhé.
Nguyên nhân rạn da ngực
1. Thay đổi cân nặng đột ngột
Có thể nói, đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra những vết rạn da tại vùng ngực. Thông thường, khi tăng cân, vòng 1 là vị trí bị ảnh hưởng trước hết.
Khi trọng lượng cơ thể tăng nhanh thì sẽ khiến cho sự đàn hồi của làn da không có khả năng đáp ứng kịp. Vì vậy da sẽ phải giãn ra quá mức gây tổn thương và làm rách lớp hạ bì. Từ đó làm hình thành nên các vết rạn xấu xí.
Các chuyên gia cho biết, bạn càng tăng cân nhanh bao nhiêu thì các vết rạn da sẽ càng xuất hiện nhiều bấy nhiêu. Nhất là ở vùng ngực do ở đây tập trung rất nhiều mô mỡ.
2. Rạn da ở ngực do đến tuổi dậy thì
Ở độ tuổi dậy thì, mặc dù không ở hữu một cân nặng quá khổ thì nhiều người vẫn có thể gặp phải tình trạng rạn da ở vùng ngực, bắp chân… Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, cơ thể sẽ có sự tăng trưởng rất nhanh về cả chiều cao và cân nặng.
Cùng với đó là những thay đổi về yếu tố nội tiết sẽ khiến cho làn da không thích nghi kịp. Từ đó gây tổn thương da và dẫn tới sự xuất hiện của các vết rạn. Hơn nữa, cùng với rạn da thì cơ thể của bạn cũng sẽ có một số thay đổi khác. Điển hình như sự phát triển lông hay sự xuất hiện của kinh nguyệt.
Rạn da ở vùng ngực trong độ tuổi dậy thì là tình trạng rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, hãy cố gắng kiểm soát trọng lượng cơ thể luôn trong mức cho phép.
3. Tập Gym gây rạn da ở ngực
Tình trạng rạn da tại vùng ngực cũng xảy ra rất phổ biến ở những người yêu thích bộ môn thể hình. Đặc biệt là khi bạn tập luyện với một kế hoạch không phù hợp khiến cho khối lượng cơ tăng quá nhanh. Lúc này cấu trúc của lớp hạ bì ngay dưới da sẽ bị phá vỡ. Và đây là nguyên nhân khiến cho các vết rạn hình thành.
Các vết rạn tại vùng ngực sẽ xuất hiện dày đặc hơn khi bạn thường xuyên tập các động tác nhằm phát triển cơ ngực. Nhất là các động tác nằm đẩy tạ và cố gắng dùng sức đẩy tạ quá nặng.
4. Mang thai gây rạn da ở ngực
Mang thai chính là thời điểm nhạy cảm khiến mọi phụ nữ lo lắng về tình trạng rạn da. Các vết rạn không chỉ xuất hiện trên vùng bụng và vùng ngực cũng khó tránh khỏi tình trạng này.
Khoảng 2 tháng sau khi mang thai thì bầu ngực của mẹ bầu sẽ bắt đầu phát triển. Nguyên nhân là do các hormone giới tính nữ ở trong cơ thể tăng dần lên. Và tới tháng thứ 3 thì bầu ngực đã thay đổi rõ kích thước. Đôi khi còn gây cảm giác đau tức.
Tham khảo:
Rạn đỏ sau sinh có hết không? Nguyên nhân và cách chữa rạn đỏ hiệu quả
Giải đáp về vết rạn da có hết được không?
Phương pháp trị rạn ngực
Massage da với tinh dầu tự nhiên: Động tác massage sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích sản sinh collagen tự nhiên. Nhờ vậy mà các vết rạn da sẽ mờ dần đi, trả lại cho bạn một làn da tươi tắn. Các mẹ có thể tự masage ngực với dầu dừa hoặc olive nguyên chất trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, massage với các loại kem trị rạn cũng tăng hiệu quả đáng kể.
Tẩy da chết: Sử dụng một chiếc bàn chải tắm lông mềm để tẩy sạch các tế bào chết. Việc tẩy da chết thường xuyên, 2-3 lần/tuần sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất collagen và cải thiện tình trạng rạn da. Mẹ bầu chú ý, chỉ nên chọn 1-2 sản phẩm tẩy da chết phù hợp với da mình. Tránh sử dụng quá nhiều loại một lúc bởi chúng rất dễ gây kích ứng.
Sử dụng bơ cacao hoặc bơ shea: Bơ shea và bơ hạt mỡ rất giàu vitamin E, giúp cung cấp lượng ẩm lớn cho da và nuôi dưỡng da rất tốt. Sử dụng bơ hạt mỡ và bơ shea thường xuyên giúp làm chậm quá trình lão hoá da, ngăn ngừa tình trạng khô nứt da. Nhờ vậy mà các vết rạn sẽ khó xuất hiện hơn.
Laser: Đây là liệu pháo tái tạo bề mặt da được đánh giá rất cao về khả năng trị rạn da ngực. Sau 1 buổi điều trị, laser giúp làm mờ từ 50-75% các vết rạn. Laser có tác dụng phá vỡ các mô sẹo, kích thích các mô bị tổn thương tự làm lành và tăng lưu lượng máu di chuyển đến vị trí da bị rạn.
Acid peel: Đây là liệu pháp peel da (lột da) hoá học bằng các dẫn xuất có chứa axit. Những lớp da chết ở bề mặt của da sẽ dễ dàng được loại bỏ sau mỗi lần peel. Nhờ vậy mà vùng da bị rạn sẽ sáng lên rõ rệt, giúp làm mờ các vết rạn.
Microdermabrasion: Đây là liệu pháp tẩy da chết mạnh mẽ, cải thiện hiệu quả quá trình sản xuất collagen và hỗ trợ làm mờ rạn. Các bác sĩ sẽ kết hợp với việc sử dụng thuốc có chứa axit glycolic hoặc silicon để cải thiện độ đàn hồi của da. Trong các biện pháp trên thì laser được đánh giá là phương pháp duy nhất có hiệu quả xoá mờ các vết rạn. Nếu các mẹ đang tìm kiếm cách trị rạn da ngực sau sinh an toàn và nhanh chóng thì hãy tham khảo công nghệ Fusion Plus.
Trên đây là tất cả là những kiến thức liên quan đến tình trạng ngực rạn khi mang thai mà bạn cần lưu ý. Hãy áp dụng các phương pháp được gợi ý để “đánh bay” vết rạn da xấu xí, trả lại cho các nàng vòng 1 thật gợi cảm đón hè nhé!