Những dấu hiệu rạn bụng khi mang thai không còn quá xa lạ với các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thai kỳ. Sự thay đổi nhanh về trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân lớn gây nên rạn da. Dưới đây là một số dấu hiệu rạn bụng khi mang thai khá phổ biến.
Nguyên nhân rạn bụng khi mang thai
Nguyên nhân chủ yếu gây ra những vết rạn da là do các mô của da bị kéo giãn khi mang thai. Lúc này các lớp đàn hồi và sợi collagen trên da bị phá vỡ, gây ra tình trạng đứt gãy mô liên kết ở lớp trung bì của da. Chính điều này sẽ tạo nên đường vân gập ghềnh giống như những vết rạn nứt trên làn da của bạn. Phụ nữ mang thai thường rạn da vào tháng thứ tư của thai kì nhưng thông thường là tháng thứ 6, thứ 7 cũng có thể trễ hơn tháng thứ 8, tháng thứ 9 của thời kì mang thai vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh. Da vùng bụng mẹ bị căng giản hết mức nên gây ra các vết rạn. Các vết rạn thường xuất hiện ở phần bụng dưới hoặc xuất hiện ở mông, đùi, bắp tay hay hoặc ngực.
Dấu hiệu nhận biết rạn bụng khi mang thai
Rạn da khi mang thai là những đường màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía thường xuất hiện ở phần bụng dưới của người mẹ khi thai nhi trong bụng lớn dần lên. Những vết rạn có màu sáng hơn vùng da xung quanh nên mẹ rất dễ nhận biết. Các vết rạn da không gây cảm giác đau nhưng do sự căng và duỗi của da nên gây ra những cơn ngứa.
Tham khảo:
Dấu hiệu bị rạn da: Nguyên nhân và cách điều trị rạn
Nguyên nhân dấu hiệu rạn da ở lưng. Cách chữa trị
Làm thế nào để phòng chống rạn khi mang thai?
Ít nhiều mẹ bầu đều có thể phải trải qua vấn đề này khi mang thai. Tuy nhiên, việc thực hiện một số lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp các mẹ hạn chế được khả năng rạn da ở thời kỳ này:
Kiểm soát cân nặng: Đây cũng là giải pháp giúp ngừa rạn da, bởi lẽ việc tăng cân nhanh chóng đột ngột cũng là một nguyên nhân gây rạn da khi mang thai. Vì vậy hãy xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tăng cân đều và từ từ thôi.
Mẹo phòng trị rạn da: Với một số nguyên liệu tự nhiên như: lòng trắng trứng gà, dầu dừa, sữa tươi,… hàng ngày các mẹ chỉ cần dùng một lượng nhỏ vừa đủ massage nhẹ nhàng và đúng cách tại các vùng da như: Da đùi, bụng, bắp chân,… có dấu hiệu rạn da cũng giúp ngăn ngừa và xóa nhanh các vết rạn mất thẩm mỹ an toàn.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa, giàu omega 3,… bởi chúng rất cần thiết cho sức khỏe lại giúp làn da khỏe mạnh và đàn hồi tốt hơn. Bên cạnh đó nhớ uống đủ nước để giúp làn da được cung cấp đủ độ ẩm, giúp làn da của mẹ và bé khỏe đẹp.
Tập thể dục: Vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, lại kích thích các tuyến dầu dưới da tiết ra nhiều hơn, chống khô da và hạn chế vết nứt do rạn. Tốt nhất hãy tập những bài tập yoga nhẹ nhàng là hợp lý nhất.
Nếu dấu hiệu rạn bụng khi mang thai xuất hiện mẹ cũng không cần quá lo lắng, mà hãy vui vẻ. Vì các vết rạn chỉ xuất hiện khi bụng mẹ lớn, những vết rạn này chính là dấu hiệu cho thấy con mẹ khỏe mạnh và lớn lên từng ngày. Nên suy nghĩ theo hướng tích cực để tinh thần thoải mái và có kì thai khỏe mạnh. Mang thai và làm mẹ là điều tuyệt vời mà ông trời đã dành tặng cho mỗi người phụ nữ.