Rạn da chân không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng khiến nhiều người tự ti, stress, thường phải mặc quần che đi vết rạn khi ra đường. Vậy, tình trạng này xuất hiện do đâu, thường gặp ở đối tượng nào và cách chữa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết tới độc giả về vấn đề bị rạn chân.

 

Dấu hiệu rạn da ở chân là gì?

Chúng ta thường chỉ quan tâm đến các dấu hiệu rạn da ở bụng và thường bỏ qua dấu hiệu rạn ở bắp chân và chân. Bạn nên biết rằng rạn da ở bất cứ vùng cơ thể nào đều ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Do đó, khi chân của bạn có những dấu hiệu sau bạn cần ngay lập tức thăm khám, điều trị rạn da để có hiệu quả tốt:

1. Cảm giác nóng và ngứa ở chân do da đang dần bị kéo căng. Tuy nhiên, cảm giác này không quá mạnh và nó chỉ hơi châm chích ngoài da.

2. Quan sát chúng ta sẽ thấy vùng da bị rạn bắt đầu có màu sắc khác lạ và thường là màu đỏ tím. Những vết sọc dài màu đỏ, tím giống như mạch máu hằn lên da thì có thể đây là dấu hiệu của rạn da chân.

3. Vấn đề cân nặng cũng có liên quan mật thiết đến tình trạng rạn da bởi 100% các trường hợp bị rạn chân đều sẽ bị tăng cân thậm chí là tăng cân nhanh một cách chóng mặt.

Theo thời gian, các mạch máu của bạn sẽ thu hẹp và khiến vết rạn da của bạn thay đổi màu sắc. Các vết rạn từng có màu đỏ tím có thể chuyển sang màu da, bạc hoặc trắng. Những vết rạn da này khó điều trị hơn khi chúng mới xuất hiện chính vì thế muốn điều trị rạn da chân hiệu quả bạn cần tiến hành càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây rạn da ở chân

Lý do gây ra rạn da chân cũng giống như với các bộ phận khác trên cơ thể. Điển hình là các nguyên nhân dưới đây: 

  • Di truyền: Yếu tố này là lý do điển hình gây ra hầu hết các bệnh da liễu. Người thân trong gia đình có tiền sử rạn da trước đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với người khác. 
  • Dùng quá liều thuốc corticoid: Một số bệnh nhân phải sử dụng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài hoặc những người lạm dụng quá liều so với chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể bị rạn da ở chân hoặc bắp chân. 
  • Tăng cân đột ngột: Cân nặng tăng đột ngột sẽ dẫn đến sự phá vỡ liên kết các mô dưới da, dẫn đến da bị căng giãn và hình thành các vết rạn. Ngoài ra, nếu giảm cân nhanh cũng được coi là một nguy cơ vì lúc này da sẽ bị mất tính đàn hồi, chảy xệ. 
  • Mang thai và sau sinh: Thường thì giai đoạn này các vùng da ở bụng, đùi của phụ nữ có nguy cơ bị rạn cao hơn. Tuy nhiên, nếu trọng lượng cơ thể tăng mạnh thì rạn da bắp chân hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Dậy thì: Thời điểm cân nặng, chiều cao có sự phát triển mạnh mẽ. Thanh thiếu niên ở giai đoạn này thường bị rạn da chân do béo phì hoặc tăng cơ. 
  • Hội chứng Marfan & Hội chứng Cushing’s: Người bị mắc bệnh lý này có thể bị rạn da mà không thay đổi về cân nặng cơ thể. Nguyên nhân là bởi sự suy yếu hệ thống da. 

Tham khảo:

Một số dấu hiệu rạn bụng khi mang thai. Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Rạn da đùi làm chị em tự ti: cách trị rạn da đùi hiệu quả dành cho chị em

Cách trị rạn da chân hiệu quả

Một số mẹo tự nhiên có thể cho hiệu quả đối với các trường hợp chân có vết rạn mờ, mới hình thành. Trường hợp bị rạn da chân ở mức độ trung bình đến nặng, bạn cần đến các giải pháp mạnh hơn, chẳng hạn như sử dụng kem trị rạn da hay xóa vết rạn bằng công nghệ cao.

1. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một trong những vũ khí tự nhiên tuyệt vời để chống lại tình trạng rạn da chân nói chung và rạn da ở chân nói riêng. Nguyên liệu này giàu vitamin E có đặc tính dưỡng ẩm cao, giúp làm mềm các vết rạn, giảm ngứa.

Ngoài ra, vitamin E kết hợp với chất béo lành mạnh được tìm thấy trong dầu ô liu còn hoạt động như một chất chống oxy hóa. Nó giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, tiêu diệt các gốc tự do, đồng thời kích thích tái tạo các tế bào da, tăng cường sản xuất collagen phục hồi các liên kết da bị đứt gãy, giúp da có độ co giãn tốt hơn và sáng đều màu so với vùng da xung quanh.

Dầu ô liu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá lành tính. Nó thích hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để thay thế cho các loại kem trị rạn da đắt đỏ theo hướng dẫn dưới đây.

Dầu ô liu có tác dụng dưỡng ẩm, làm mờ vết rạn da ở chân

Cách sử dụng:

  • Lấy 3 – 4 thìa dầu ô liu nguyên chất cho vào một cái chén sạch
  • Làm nóng bằng cách bỏ vào lò vi sóng hoặc cho vào chảo rồi đun trực tiếp lên bếp
  • Chờ cho dầu nguội còn khoảng 35 – 40 độ lấy bôi trực tiếp lên bắp chân và những vùng da bị rạn. 
  • Dùng đầu ngón tay mát xa vài phút theo chiều kim đồng hồ để dầu thẩm thấu vào sâu bên trong.
  • Mỗi ngày bạn có thể thoa dầu ô liu 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ rồi để qua đêm nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu ngại dầu ô liu dính vào quần áo thì có thể rửa sạch sau ít nhất 30 phút.

2. Nghệ tươi

Nghệ nổi tiếng là nguyên liệu có khả năng trị sẹo, làm mờ vết rạn da tốt nhờ chứa nhiều curcumin. Hoạt chất này có đặc tính chống oxy hóa mạnh, nó giúp sát khuẩn, giảm cảm giác ngứa ngáy châm chích khó chịu, đồng thời chữa lành tổn thương trên da.

Để gia tăng công dụng điều trị, bột nghệ thường được kết hợp với sữa tươi không đường. Đây là một nguyên liệu có khả năng dưỡng ẩm tốt. Sữa tươi cũng đóng góp tích cực vào việc cải thiện sắc tố da, giúp các vết rạn dần hồi phục và trông đều màu so với vùng da lành xung quanh.

Nghệ là một trong những nguyên liệu thiên nhiên nổi tiếng với tác dụng trị ran da chân

Cách sử dụng:

  • Trộn bột nghệ với sữa tươi theo tỷ lệ 1:1 bạn sẽ được một hỗn hợp sền sệt
  • Sau khi rửa sạch chân và vùng da bị rạn ở chân, hãy lấy hỗn hợp trên thoa đều che phủ toàn bộ vùng da bị rạn
  • Để trong 20 phút bạn có thể lấy nước rửa lại cho sạch.
  • Không chỉ giúp làm mờ rạn da chân, cách này còn có hiệu quả đối với các trường hợp bị rạn da ở ngực hay bụng.

3. Nha đam

Trong nha đam có chứa lượng lớn collagen thực vật, chất này giúp da đàn hồi, co giãn tốt. Ngăn vết rạn da mới hình thành. Đặc biệt trong nha đam còn có chứa Polysaccharides, glycoprotein giúp trẻ hóa làn da, làm mờ dần vết rạn da ở chân.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ nha đam, rửa sạch nhựa màu vàng. Lấy phần gel trong xay nhuyễn hoặc giã nát trộn với vitamin E, sữa chua hoặc bã cafe. 
  • Trộn đều, bôi hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng. Sau 30 phút rửa sạch với nước.
  • Mỗi tuần nên áp dụng 3 lần, kiên trì 1 tháng để cảm nhận sự thay đổi.

4. Dầu dừa

Dầu dừa rất giàu vitamin E, vitamin K và acid lauric, những chất này giúp tăng cường thúc đẩy sản xuất collagen và tế bào da mới để khắc phục vết rạn da chân xấu xí.

Dầu dừa có rất nhiều công dụng trong làm đẹp

Cách thực hiện:

  • Lấy một ít dầu dừa xoa trong lòng bàn tay cho nóng lên. 
  • Áp vào vùng da bị rạn. Không cần rửa lại với nước. Nhưng nếu bạn ngại cảm giác dính dính thì sau 30 phút có thể rửa đi
  • Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Bị rạn chân thường ít gặp hơn so với trường hợp rạn da ở bụng, mông, đùi. Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan nếu không muốn trên cơ thể trú ngụ các vết rạn xấu xí về lâu dài. Bài viết trên thông tin đầy đủ về rạn da chân và các cách chữa hiệu quả. Nếu đang phải đối mặt với tình trạng này, hãy tìm ngay cho mình một giải pháp điều trị phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *