Tình trạng rạn da thường sẽ không biến mất hoàn toàn nếu như chúng ta không tiến  hành điều trị. Hiện nay, với sự phát triển của y khoa bạn sẽ không cần quá lo lắng với câu hỏi vết rạn da có hết được không không bởi điều này là có thể. Tuy nhiên, tùy theo mức độ rạn da cũng như là phương pháp điều trị rạn ra mà thời gian chữa rạn da bao lâu thì khỏi sẽ khác nhau. Hãy điều trị rạn da ngày ngày hôm nay để lấy lại sự tự tin cho chính mình bạn nhé.

Vết rạn da có tự hết không?

Như chúng ta đã biết, rạn da là biểu hiện da liễu xấu và nó thường khiến cho chị em phụ nữ phải phiền lòng. Rạn da được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ và sau sinh nở là thường gặp nhất. Rạn da được xem là sự thay đổi bình thường của cơ thể và có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Rạn da có hết không? Theo các bác sĩ, rạn da có xu hướng mờ đi theo thời gian nhưng không thể biến mất hoàn toàn. Các vết rạn thường sẽ đồng nhất với màu da nên chúng ta thường cho rằng rạn da không cần điều trị cũng tự khỏi. Với các vết rạn da lớn, lâu năm thì khả năng tự mờ sẽ là rất thấp bạn nhé.

Để biết mình có bị rạn da hay không bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

– Những vết rạn chằng chịt xuất hiện ở các vùng da mỏng và yếu như bụng, đùi, mông, hông, bắp chân, ngực.

– Vết rạn da ban đầu có màu hồng, đỏ sậm, lâu ngày chuyển sang màu trắng sữa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

– Vết rạn còn làm cấu trúc bề mặt da kém săn chắc, sồ sề, chảy nhão có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Thời gian hình thành vết rạn thường là sau tuổi dậy thì, trong thai kỳ, sau sinh hoặc sau đợt tăng giảm trọng lượng cơ thể.

Như vậy là chúng ta đã biết rạn da sẽ không tự hết mà chỉ mờ đi. Câu hỏi được đưa ra tiếp theo là liệu rạn da có chữa được không?

Vết rạn da có chữa khỏi được không?

Chữa trị khỏi những vết rạn da là điều được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, các vết rạn da có thể chữa trị khỏi nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp điều trị. Những vết rạn da nhỏ và mờ thì thời gian làm mờ sẽ nhanh hơn. Với những trường hợp vết rạn da quá đậm bắt buộc người bệnh phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị, tránh tình trạng kích ứng da.

Mặc dù rạn da có thể chữa trị được nhưng không phải trường hợp nào cũng điều trị thành công. Nhiều chị em nóng vội đến các cơ sở y tế chưa được cấp phép hoặc áp dụng sai phương pháp điều trị khiến “tiền mất, tật mang”. Vết rạn không những không khỏi mà còn lan ra nhiều vị trí khác. Thậm chí, có người thực hiện lăn kim, gây mưng mủ, nhiễm trùng da.

Đã có không ít người sử dụng kem bôi da được quảng cáo trên thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn kem trị rạn da không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã để lại hậu quả khôn lường. Nhiều người đang điều trị rạn da lại phải điều trị thêm các loại mụn do sử dụng kem sai cách. Một số loại kem trị mụn chứa thành phần coticord  khiến làn da bị rạn càng tồi tệ hơn.

Tham khảo:

Tại sao bị rạn da mông? Nguyên nhân rạn da mông và cách chữa trị

Cách trị da bụng bị rạn nứt sau khi sinh hiệu quả chị em nên tham khảo

Một số phương pháp tự nhiên trị rạn hiệu quả

Sau khi sinh, mẹ nên thường xuyên massage những vùng da bị rạn cùng với một số loại dầu tự nhiên. Việc này góp phần làm giảm rạn da một cách tích cực

1. Dầu ô liu

Dầu ô-liu chứa vitamin A, D, E giúp dưỡng ẩm, loại bỏ da chết, cải thiện tuần hoàn máu và làm mờ vết rạn da.

Dầu ô-liu là trợ thủ đắc lực làm đẹp sau sinh cho mẹ

Thoa dầu thầu dầu trên phần da bị rạn từ 5-10 phút. Sau đó dùng 1 chai nước nóng lăn lại khoảng nửa tiếng. Hơi nóng sẽ giúp mở các lỗ chân lông và dầu được hấp thu tốt hơn, sau đó rửa lại bằng nước. Thực hiện kiên trì trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả.

2. Nhựa cây nha đam (lô hội)

Nhựa của cây nha đam thúc đẩy chữa bệnh và làm dịu da. Bôi trực tiếp nhựa tươi trên da trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Hoặc trộn thêm vitamin A hay vitamin E vào nhựa nha đam và thoa trên da cho đến khi được da hấp thụ hoàn toàn.

3. Mật ong

Thuộc tính sát trùng của mật ong làm giảm vết rạn. Dùng một miếng vải mỏng có kích thước vừa với vùng da bị rạn, bôi đều mật ong lên đó và đắp trên da. Đợi cho đến khi khô rồi rửa lại với nước ấm.

4. Lòng trắng trứng

Lòng trắng rất giàu protein, giúp trẻ hóa da. Đánh tan hai lòng trắng trứng, sau đó bôi lên vùng da rạn. Đợi vài phút cho khô sau đó rửa lại bằng nước lạnh.

Nhằm tăng tính hiệu quả bạn nên kết hợp những cách trên với các bài tập cơ bụng. Tập luyện giúp vùng da bị rạn được săn chắc, không bị chảy xệ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề vết rạn da có hết được không và một số phương pháp điều trị rạn da phổ biến hiện nay. Đây là giai đoạn vàng trong điều trị rạn da. Do đó, hãy lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *