Dấu hiệu bị rạn da như thế nào là điều mà nhiều chị em khá quan tâm. Đó là bởi vì nhận biết các dấu hiệu sớm sẽ giúp cho việc chữa trị rạn da ở chân được hiệu quả hơn.
Dấu hiệu rạn da là gì?
Chúng ta thường chỉ quan tâm đến các dấu hiệu rạn da ở bụng và thường bỏ qua dấu hiệu rạn ở bắp chân và chân tay lưng ngực. Bạn nên biết rằng rạn da ở bất cứ vùng cơ thể nào đều ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Do đó, khi chân của bạn có những dấu hiệu sau bạn cần ngay lập tức thăm khám, điều trị rạn da để có hiệu quả tốt:
1. Cảm giác nóng và ngứa ở chân do da đang dần bị kéo căng. Tuy nhiên, cảm giác này không quá mạnh và nó chỉ hơi châm chích ngoài da.
2. Quan sát chúng ta sẽ thấy vùng da bị rạn bắt đầu có màu sắc khác lạ và thường là màu đỏ tím. Những vết sọc dài màu đỏ, tím giống như mạch máu hằn lên da thì có thể đây là dấu hiệu của rạn da.
3. Vấn đề cân nặng cũng có liên quan mật thiết đến tình trạng rạn da bởi 100% các trường hợp bị rạn da đều sẽ bị tăng cân thậm chí là tăng cân nhanh một cách chóng mặt.
Theo thời gian, các mạch máu của bạn sẽ thu hẹp và khiến vết rạn da của bạn thay đổi màu sắc. Các vết rạn từng có màu đỏ tím có thể chuyển sang màu da, bạc hoặc trắng. Những vết rạn da này khó điều trị hơn khi chúng mới xuất hiện chính vì thế muốn điều trị rạn da chân hiệu quả bạn cần tiến hành càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây rạn da bắp chân
Rạn da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là:
– Cân nặng của bạn bị thay đổi đột ngột và thường là bạn sẽ tăng cân thật nhanh.
– Các vết rạn cũng có thể hình thành trong thai kỳ và sau khi nữ giới sinh nở.
– Sử dụng thuốc cũng có thể khiến cơ thể bị tăng cân từ đó hình thành rạn.
– Ngoài ra chúng ta còn có thể bị rạn da sau tuổi dậy thì do cơ thể phát triển một cách nhanh chóng.
– Một số bệnh lý cũng làm gia tăng khả năng bị rạn da khác gồm vấn đề về tuyến thượng thận, bệnh Cushing…
Tham khảo:
Nguyên nhân dấu hiệu rạn da ở lưng. Cách chữa trị
Dấu hiệu bị rạn da khi mang thai và cách phòng ngừa
Các cách chữa trị rạn da
Bệnh rạn nứt trên da hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Hầu hết, các phương thức chữa trị chỉ làm giảm triệu chứng, phục hồi làn da trong một thời gian nhất định.
Áp dụng phương pháp Tây y
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bằng cách phương pháp Tây y. Bác sĩ sẽ khám và chọn biện pháp điều trị nứt da phù hợp với từng người dựa trên tuổi tác, tình hình sức khỏe.
Một số loại thuốc tân dược điều trị các vết rạn nứt trên da có thể kể đến như:
- Kem bôi Retinoid: Kem bôi sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen trên da. Từ đó giúp làn da đàn hồi và không bị bong tróc, rạn nứt. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như đỏ da, bong tróc da.
- Acid Glycolic: Thuốc cũng có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen trên da và giúp ngăn ngừa các vết rạn nứt. Thuốc thường được sử dụng điều trị nứt da khi mang thai.
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể chữa rạn nứt trên da bằng một số phương pháp Tây y như:
- Liệu pháp laser: Sử dụng các bước sóng mạnh của ánh sáng để kích thích quá trình sản sinh collagen. Các tia laser sẽ phá hủy các mạch máu dưới da và khiến vết rạn nhạt đi và biến mất.
- Mài mòn da: Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị để thổi các tinh thể nhỏ vào da. Các tinh thể này sẽ mài mòn và làm nhẵn bề mặt da. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng máy hút để loại bỏ tinh thể và tế bào chết trên da.
- Microneedling: Các kỹ thuật viên sẽ dùng mũi kim nhỏ chính lên nhiều điểm trên da để kích thích sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình tái tạo làn da và giảm nứt da.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Để làm mờ các vết rạn da, người bệnh có thể sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên để chữa bệnh tại nhà. Dưới đây là một số mẹo trị rạn da lâu năm mà bạn có thể áp dụng:
- Nha đam: Nha đam là một trong những thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều trị bệnh nứt da hiệu quả nhất. Bạn có thể sử dụng gel nha đam thoa trực tiếp lên da, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất được hấp thụ hoàn toàn vào da.
- Dầu dừa: Dầu dừa có công dụng làm mờ các vết thâm sạm, dưỡng ẩm da rất hiệu quả. Người bệnh có thể thoa dầu dừa từ 1 – 2 lần mỗi ngày để điều trị bệnh và phục hồi các vết rạn da.
- Lòng trắng trứng: Acid amin và protein trong lòng trắng trứng sẽ giúp tái tạo làn da bị nứt rạn, phục hồi làn da hư tổn hiệu quả. Bạn đánh tan lòng trắng trứng, bôi lên vùng da bị rạn, để cho da khô hoàn toàn và rửa sạch lại với nước. Khi da đã khô hẳn, bạn thoa một lớp dầu oliu lên da để duy trì độ ẩm nhất định trên da.
- Khoai tây: Khoai tây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi quá trình hư tổn làn da và tăng trưởng các tế bào tốt cho da. Bạn cắt khoai tây thành nhiều lát, chà xát nhẹ các lát khoai tây lên da nhiều lần. Sau khi da đã khô, bạn rửa sạch lại bằng nước ấm.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu bị rạn da, nguyên nhân và cách điều trị. Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ít nhiều bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Do đó, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia và áp dụng các cách điều trị bệnh sớm nhất.