Những dấu hiệu bị rạn da khi mang thai không còn quá xa lạ với các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thai kỳ. Sự thay đổi nhanh về trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân lớn gây nên rạn da. Dưới đây là một số dấu hiệu bị rạn da khi mang thai khá phổ biến.

Dấu hiệu bị rạn da khi mang thai

1. Khi nào thì xuất hiện hiện tượng rạn da trong quá trình mang thai

Mẹ bầu sẽ không biết được rằng mình có bị rạn da hay không cũng như thời điểm xuất hiện những vết rạn. Có những mẹ bầu xuất hiện vết rạn rất sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng lại có mẹ tới tận tháng 8, tháng 9 mới bị rạn. Thậm chí có trường hợp trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện.

Thời điểm xuất hiện rạn da phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mẹ, yếu tố di truyền và mức độ tăng cân.

Thời điểm xuất hiện rạn da phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mẹ, yếu tố di truyền và mức độ tăng cân. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh vào một thời điểm nào đó thì khả năng xuất hiện các vết rạn cũng cao hơn.

2. Dấu hiệu của rạn da

Cảm giác nóng ran: Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cho sự hình thành những vết rạn da. Mẹ bầu có thể cảm nhận được tại một số khu vực như: Bụng, bắp chân, đùi,… cảm giác nóng ran, ngứa ngáy hoặc cảm giác như kim châm rất khó chịu.

Cảm giác nóng ran là dấu hiệu đầu tiên cho sự hình thành những vết rạn da

Tăng cân quá nhanh: Việc tăng cân quá nhanh ở giai đoạn cuối thai kì một phần do sự phát triển của bé nhưng cũng có thể do chế độ ăn uống chưa hợp lý khiến da bạn không thể theo kịp với sự phát triển của cơ thể dẫn đến tình trạng rạn da.

Có vết rạn màu hồng: Ban đầu vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc nâu đỏ, nâu sẫm tùy thuộc sắc tố da của mỗi người. Dần dần theo thời gian, những sắc tố này biến mất và bị thay thế bằng những vết màu trắng đục, trông giống như vết sẹo.

3. Đối tượng nào dễ bị rạn da

– Gia đình có người gặp phải tình trạng rạn da trước đó như mẹ, bà, chị gái,…thì bạn cũng có nguy cơ bị rạn da do tính di truyền.

– Người mang thai ở tuổi quá trẻ hoặc quá cao ( mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35) Đối với người dưới 20 tuổi da vẫn chưa hoàn thiện còn với người trên 35 tuổi da đã bị lão hóa dần nên dễ xuất hiện các vết rạn khi da bị kéo giãn.

Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 dễ bị rạn da

– Những người ăn uống không hợp lý khi mang thai. Như đã nói trước đó, khi ăn uống không hợp lý dãn đến tình trặng tăng cân đột ngột dẫn đến rạn da.

– Những người đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì. Hoocmôn thay đổi có thể góp phần làm cấu trúc bên trong của da mỏng manh và dễ bị xé rách. Nếu bạn từng mắc rạn da ở bụng,  ngực, hông và mông ở độ tuổi dậy thì –  khi mà các hóc môn sinh dục trong cơ thể thay đổi đáng kể, lịch sử sẽ có thể lặp lại khi bạn mang thai.

– Mang thai đôi hoặc ba trở lên. Đây là chuyện dễ hiểu khi mẹ bầu bị rạn da. Với sức chứa lớn lên như vậy, mẹ bầu khó có thể tránh được tình trạng rạn da.

– Những người ít vận động, lười tập luyện. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy những mẹ bầu tập thể dục thường xuyên trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ rạn da thấp hơn hẳn những người khác.

Tham khảo:

Cách làm hạn chế rạn ngực khi mang thai an toàn hiệu quả

Rạn da sau sinh có hết không? Một số cách trị rạn các mẹ nên biết

Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai

Có một sự thật cần biết rằng, rạn da khi mang thai như một lẽ đương nhiên không thể làm khác và vẫn chưa có cách nào ngăn chặn được hiện tượng này. Tuy nhiên, các bà bầu vẫn có thể áp dụng những biện pháp sau để nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của việc rạn da đến cơ thể.

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong

1.  Bổ sung một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa dạng

Nguyên nhân dẫn đến rạn da bắt nguồn từ việc tổ chức liên kết dưới da bị phá vỡ, da mất tính đàn hồi. Vì thế, các bà bầu có thể bổ sung các chất giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa giúp làn da được nuôi dưỡng từ bên trong.

Bên cạnh đó, bà bầu có thể ăn thêm những thực phẩm giàu Omega 3 từ dầu cá hồi để tăng cường sức khỏe cho làn da.

2.  Đảm bảo lượng nước bổ sung vào cơ thể

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất, các bà bầu cũng cần phải đảm bảo đủ lượng nước vào cơ thể, vì đây là một trong những việc vô cùng cần thiết. Uống đủ nước sẽ giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong, nhờ vậy sẽ hạn chế vết rạn da xuống mức tối thiểu.

3.  Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải

Các bà bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể kiểm soát được cân năng của mình. Tăng cân từ từ có nhịp độ và ổn định trong thời kì mang thai, tránh tình trạng tăng vọt trọng lượng sẽ hạn chế hiện tượng rạn da rất nhiều.

Nói cách khác, để hạn chế rạn da, việc chú ý tốc độ tăng cân quan trọng không kém gì việc tăng bao nhiêu cân. Theo như các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe bà bầu thì phụ nữ mang thai tăng khoảng 10-15kg là hợp lí nhất.

Trên đây là một số dấu hiệu bị rạn da khi mang thai và một số thông tin liên quan. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *