Bụng rạn khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu. Do đó, bạn nên tìm hiểu vấn đề này nhằm hạn chế các vết rạn xuất hiện, đồng thời sớm lấy lại làn da mịn màng sau khi sinh.
1.Dấu hiệu rạn da bụng khi mang thai
Tình trạng phụ nữ mang thai bị rạn da là hết sức phổ biến. Thông thường, những vết rạn là đường thẳng xuất hiện dưới phần bụng dưới của người mẹ, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía. Rất dễ nhận biết dấu hiệu rạn, nứt da khi mang thai vì những vết rạn có màu sắc sáng hơn vùng da xung quanh và là nguyên nhân gây ra những cơn ngứa do sự căng và duỗi của da.
Những vết rạn nứt da khi mang thai mà phụ nữ gặp phải
2. Nguyên nhân rạn bụng bầu.
Thay đổi về cân nặng.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thường có xu hướng tăng cân, nếu quá trình tăng cân diễn ra đều đặn và đúng mức thì sẽ ít có nguy cơ bị rạn da.
Trái lại, việc tăng cân tăng cân đột ngột và quá mức là dấu hiệu cho thấy khả năng rất cao những vết rạn da sẽ xuất hiện.
10 – 12 kg là số cân nặng lý tượng mà bạn có thể tăng lên trong quá trình mang thai (số cân nặng cần tăng sẽ có sự thay đổi theo cân nặng lúc bạn bắt đầu mang thai).
Cuối cùng, những người trước khi mang thai bị dư cân nặng có nguy bị rạn da cao hơn khi mang thai so với những người có cân nặng lý tưởng.
Thay đổi về hormone.
Dù không lớn nhưng sự thay đổi về hormone của cơ thể phụ nữ khi mang thai có liên quan đến những vết rạn da. Các hormone này mang nhiều hơn vào da khiến các liên kết của collagen bị ảnh hưởng. Hệ quả là da dễ bị rạn nứt hơn khi bị kéo căng.
Kích cỡ chu vi bụng bầu.
Có một điều rõ ràng là những người mang thai với 2 em bé trở lên hoặc có chu vi bụng lớn thì nguy cơ da bị rạn là rất cao.
Kích thước bụng lớn đồng nghĩa với lực kéo căng tác động lên da càng mạnh khiến các liên kết của lớp hạ bì dưới da bị phá vỡ.
Đây là một trong những tác nhân chủ yếu của những vết rạn da trên bụng bà bầu.
Tham khảo:
Rạn da ở nam giới: Nguyên nhân và cách chữa trị
Rạn da ở bắp chân có tự hết không? Nguyên nhân cách trị rạn
3. Cách trị rạn bụng hiệu quả
Dầu dừa
Có nhiều công thức được tạo ra để trị rạn da bằng dầu dừa.
Đơn giản nhất là bạn có thể chỉ sử dụng mỗi dầu dừa để massage nhẹ nhàng vào vùng da bị rạn. Áp dụng đều hàng ngày sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Còn nếu muốn thực hiện những công thức kết hợp với các loại tinh dầu khác thì bạn có thể tham khảo tại bài viết chi tiết này.
Dầu ô liu
Loại dầu này chứa nhiều vitamin E và các axit béo chuỗi trung bình có khả năng làm mềm và tăng cường độ đàn hồi cho da. Sử dụng dầu dừa đúng cách có thể giúp phòng chống rạn da cho bà bầu, đồng thời làm mờ các vết rạn đang tồn tại.
Cách dùng dầu ô liu:
- Thoa dầu ô liu lên các vùng da dễ bị rạn ngay từ lúc mới mang thai. Thực hiện vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm xong.
- Hoặc uống 1 thìa dầu ô liu vào buổi sáng để bổ sung dưỡng chất sửa chữa các vết rạn da từ bên trong cơ thể.
Nha đam
Nha đam chứa nguồn vitamin và khoáng chất phong phú có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành các vết rạn da. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa hiện tượng ngứa và viêm ở các vết rạn.
- Cách 1: Dùng gel nha đam nguyên chất thoa trực tiếp lên khu vực da cần điều trị 2 lần mỗi ngày.
- Cách 2: Trộn đều gel nha đam với bã cà phê theo tỷ lệ 1:1. Thoa nên chỗ da bị rạn kết hợp massage trong vài phút. Khi thấy da khô lại thì rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng mẹo trị rạn da cho bà bầu theo cách này 3 – 4 lần mỗi tuần.
- Cách 3: Kết hợp 3 muỗng gel nha đam và 3 muỗng dầu ô liu. Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên da tương tự như cách trên.
Nha đam giúp dưỡng ẩm, làm mau lành tổn thương do rạn da khi mang thai gây ra
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng được xem là khắc tinh của các vết rạn da cứng đầu. Nó chứa nhiều protein và collagen làm tăng sức đàn hồi và khả năng chịu đựng của da, giúp các tế bào da bị tổn thương nhanh chóng được tái tạo.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 1- 2 quả trứng gà ta rồi tách lấy lòng trắng
- Dùng đũa khuấy đều và thoa một lớp mỏng lên chỗ da bị ảnh hưởng
- Để da khô tự nhiên trước khi rửa sạch
- Lặp lại cách ngày một lần để nhanh chóng thấy được sự thay đổi tích cực.
Trên đây là những cách phòng chống bụng rạn khi mang thai an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện cho bà bầu mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trị rạn từ thiên nhiên đòi hỏi bạn cần phải kiên trì thì mới đạt được kết quả mong muốn.